Top 10 Nét Văn Hóa Truyền Thống Hàn Quốc Mà Bạn Chưa Biết

tìm hiểu văn hóa hàn quốc

Hàn Quốc ngày nay được nhiều người biết đến hơn, và họ chọn mảnh đất nơi đây để học tập và lao động. Có nhiều cách để biết rõ hơn về Hàn Quốc, nhưng có lẽ cách mà nhiều người lựa chọn hơn cả  đó là thông qua tìm hiểu văn hóa Hàn Quốc. Với cách tiếp cận này chúng ta thêm yêu quý và kính trọng đất nước và con người xứ sở kim chi hơn. Bài viết này sẽ giới thiệu về top 10 nét văn hóa truyền thống Hàn Quốc mà bạn chưa biết.

1. Trang phục Hanbok

trang phục hanbok

Nếu ở Việt Nam chiếc áo dài là trang phục truyền thống, là biểu tượng của đất nước hay ở trung Quốc có sườn xám, Nhật Bản có Kimono thì Hanbok cũng vậy là trang phục truyền thống thể hiện nét đẹp văn hóa Hàn Quốc. Cách đây khoảng 100 năm hanbok là trang phục mặc thường ngày của người dân xứ Hàn. Còn ngày nay với sự phát triển của kinh tế xã hội Hanbok chỉ còn được người hàn mặc vào các dịp lễ hoặc các ngày kỷ niệm đặc biệt.

Cũng như áo dài Việt Nam có áo dài dành cho nam và dành cho nữ, thì hanbok cũng chia làm hai loại dành cho  nam và dành cho nữ. Đối với nữ, hanbok có cấu tạo gồm jeogori (áo khoác ngoài), lớp váy bên ngoài, váy lót bên trong và một đôi tất hoặc quần tất. Đối với hanbok nam sẽ có cấu tạo khác gồm durumagi ( áo choàng ngoài), jeogori (áo mặc phía trên), baji (quần truyền thống).

Để thể hiện nét văn hóa truyền thống Hàn Quốc , trang phục hanbok đã khéo léo thể hiện thông qua 3 yếu tố chính là chất liệu, hoa văn và màu sắc. Chất liệu để may được nên bộ Hanbok  mà người Hàn chọn là vải lụa, Satin và vải thô. Những chất liệu này được người hàn kết hợp tinh tế đồng thời phù hợp với thời tiết 4 mùa khác nhau của hàn. Đặc biệt, vải này phải là những loại vải được nhuộm từ các loại thuốc nhuộm điều chế từ  thiên nhiên để vải được mềm và màu sắc tinh tế. Quốc. Màu sắc của hanbok cũng được người Hàn đặc biệt chú ý. Có 5 màu mà được người hàn ưa chuộng là đỏ, xanh da trời, vàng, đen và trắng. Đây chính là 5 màu theo triết lý âm dương và ngũ hành.

Mặc dù điều kiện kinh tế có sự biến đổi không ngừng nhưng mỗi người Hàn đều sở hữu cho mình ít nhất một bộ hanbok trong tủ quần áo của mình từ già đến trẻ. Để có sự phù hợp với cuộc sống hiện đại ngày nay, hanbok đã có nhiều sự thay đổi để phù hợp hơn nhưng vẫn duy trì những nét văn hóa truyền thống hàn Quốc cơ bản để người hàn Quốc dù có đi đâu vẫn tự hào về quốc phục của đất nước mình.

Đọc Thêm  Cách Giới Thiệu Bản Thân Bằng Tiếng Hàn Cơ Bản Nhất

2. Nhạc tế lễ Jongmyo

Tìm hiểu nhạc tế lễ Jongmyo cùng là cách để tìm hiểu văn hóa Hàn Quốc.  vào năm 2001, Nhạc tế lễ Jongmyo được UNESCO chính thức công nhận là di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại. Nhạc tế lễ Jongmyo gồm có 2 thể loại. Một là Bảo Thái Bình (Botaepyong) ca ngợi công đức và học vấn. hai là Định Đại Nghiệp (Jeongdaeeob) ca ngợi chiến công điều binh khiển tướng của chư vị Tiên đế. Hằng năm vào ngày chủ nhật  đầu tiên của tháng 5 hậu duệ của dòng tộc jeonju Yi sẽ làm lễ cúng tổ tiên tại đền Jongmyo ở trung tâm của thủ đô Seoul thì nhạc tế lễ Jongmyo là một phần không thể thiếu trong ngày này.

nhạc tế lễ jongmyo

3. Hình trang trí dancheong

Hình trang trí dancheong là một nét văn hóa Hàn Quốc độc đáo không thể trộn lẫn với các quốc gia khác. Trước hết, Dancheong là thuật ngữ để chỉ nghệ thuật trang trí trên bề mặt vật liệu gỗ của các đền chùa, cung điện,.. Với hình trang trí dancheong làm tăng phần uy nga, lộng lẫy cho các ngôi đền, chùa cung điện đồng thời cũng có tác dụng chống mối mọt, mục nát và tăng tuổi thọ sử dụng của gỗ được sử dụng để xây dựng nên các công trình. Dancheong có 5 màu sắc chủ đạo là xanh lá, đỏ, đen, trắng và vàng. Chỉ với 5 màu này người hàn đã kết hợp hài hòa tinh tế để tạo ra đa dạng các tác phẩm khác nhau. Để có thể chiêm ngưỡng tận mắt vẻ đẹp từ hình trang trí dancheong mang lại thì có thể đến các cung điện Hàn Quốc để cảm nhận hết những ý nghĩa từ các hình vẽ đó.

4. Tập quán sesi

Nằm trong danh sách top văn hóa truyền thống Hàn Quốc phải kể đến đó là tập quán Sesi. Tập quán sesi bao gồm các nghi lễ được diễn ra vào các thời điểm giao mùa trong năm gồm tết nguyên đán, đêm rằm tháng giêng, ngày Chuseok,..  Tập quán sesi có các nghi lễ như: cất bài vị tổ tiên, thực hiện các nghi lễ tưởng niệm,…. Chẳng hạn như vào ngày tết nguyên đán người dân hàn Quốc Thực hiện tập quán se si này như sau: họ sẽ tiến hành cất bài vị tổ tiên và thực hiện một số nghi lễ tưởng niệm cùng đồ ăn và thức uống truyền thống. Sau khi thực hiện xong nghi thức đó, người ta sẽ tiến hành lễ Sebae đó là lễ quỳ lạy người cao tuổi trong mỗi gia đình.

5. Nghi lễ Sebae

Trong nền văn hóa Hàn Quốc không thể thiếu được nghi lễ Sebae.  Đây là nghi thức truyền thống cúi lạy những người lớn tuổi trong gia đình, thể hiện sự kính trọng sâu sắc của người trẻ dành cho những người lớn tuổi trong gia đình. Nghi lễ Sebae là  một nghi lễ bắt buộc phải có trong seollal – ngày tết truyền thống ở xứ sở kim chi. Sebae được tiến hành sau bữa cơm. Con cháu trong gia đình sẽ tiến hành cúi đầu và tặng quà cho ông bà, cha mẹ. Sau đó những người lớn tuổi tặng phong bao lì xì (sebaedon) để mừng tuổi cho con cháu. Trong nghi lễ này nam và nữ sẽ có cách thực hiện khác nhau. Với tầm quan trọng như vậy Sebae là nét văn hóa mà người hàn đã gìn giữ từ thời xa xưa cho đến ngày nay.

Đọc Thêm  Tìm Hiểu Về Trường Đại Học Korea University tại Hàn Quốc

tìm hiểu văn hóa hàn quốc

6. Nghi lễ trưởng thành

Lễ trưởng thành có nguồn gốc từ thời Groyeo là một nét văn hóa Hàn Quốc  từ thời xa xưa để lại. Lễ trưởng thành được xem là cột mốc đánh dấu việc chuyển từ thiếu niên thành người lớn. Tại hàn Quốc, cứ vào ngày 18 tháng 5 hằng năm sẽ diễn ra ngày hội dành cho những chàng trai cô gái 20 tuổi.  Trong buổi lễ này, các chàng trai cuộn mái tóc thành búi và đội chiếc mũ hình trụ được làm từ đuôi ngựa có tên là gat. Còn những cô gái sẽ kết tóc thành búi nhỏ và cài một kẹp tóc vào còn gọi là binyeo. Sau đó họ sẽ cúi đầu chào tất cả vị khách thể hiện sự cảm ơn sâu sắc và uống ly rượu đầu tiên để chứng minh rằng họ đã trở thành người lớn không còn là những cô cậu thiếu niên.

Sau khi kết thúc nghi lễ trưởng thành những cô cậu thanh niên này sẽ chính thức rời khỏi sự che chở bao bọc của gia đình để ra ngoài xã hội và tự chịu trách nhiệm với bản thân mình. Trong ngày lễ trưởng thành cos 3 món quà lý tưởng đó là hoa hồng, nước hoa  và món quà cuối cùng là một nụ hôn từ người mình yêu. Nếu có đủ 3 món quà này trong ngày lễ trưởng thành thì nghi lễ này thêm trọn vẹn hơn.

7. Lễ tạ ơn

Lễ tạ ơn ở Hàn Quốc là một ngày lễ đặc biệt của người dân xứ nhân sâm, ngày lễ này còn là một nét đặc trưng trong văn hóa Hàn Quốc. Ngày lễ tạ ơn Chuseok hay còn gọi là ngày lễ tảo mộ ở hàn Quốc. Trong ngày lễ này người dân hàn Quốc được nghỉ đến 3 ngày để chuẩn bị cho nó. Một trong những nghi thức quan trọng nhất đó là tảo mộ, đó cũng chính là lý do người ta gọi ngày này là ngày lễ tảo mộ.  Việc tảo mộ này cũng giống tết thanh minh ở nước ta. Con cháu trong gia đình sẽ ra mộ tổ tiên để dọn dẹp cắt cỏ, đắp lại mộ. Sau đó họ sẽ tiến hành dâng mâm ngũ quả lên cúng tồ tiên cùng với đó là các sản phẩm ngũ cốc mà họ đã thu hoạch được. Ngoài ra không thể thiếu được loại rượu truyền thống của hàn Quốc – Baekji.

lễ tạ ơn

Kết thúc nghi thức mỗi gia đình sẽ quây quần bên mâm cỗ vừa cúng dâng ông bà tổ tiên xong để thưởng thức. Một trong những món ăn không thể thiếu trong ngày lễ này là món Songpyeon. Đây là một loại bánh được làm từ bột nếp có hình nửa mặt trăng và có nhiều hương vị khác nhau như đậu đỏ, vừng, … và được hấp với lá thông tươi.

Đọc Thêm  Đại Sứ Quán Và Lãnh Sự Quán Hàn Quốc Tại Việt Nam

Trong ngày lễ tạ ơn này cũng có nhiều trò chơi truyền thống diễn ra như trò chơi kéo co đây là trò chơi được nhiều người hưởng ứng nhất, trò ganggangsulae, đấu vật, …

8. Văn hóa salon

Tìm hiểu văn hóa salon cũng đồng thời tìm hiểu văn hóa Hàn Quốc.Văn hóa salon nhằm chỉ những địa điểm mà giới tri thức và nghệ sĩ tụ họp mở mang và chia sẻ kiến thức.  Văn hóa salon đang trở thành một trong những xu hướng phổ biến của những thanh niên Hàn từ 20 đến 30 tuổi. Đây là một nét văn hóa mà chắc có lẽ ở Hàn phát triển hơn hẳn.

văn hóa hàn quốc

9. Nghệ thuật múa mặt nạ

Là một nét văn hóa Hàn Quốc đặc sắc nên được tìm hiểu đó là nghệ thuật múa mặt nạ. Nghệ thuật này ra đời từ rất lâu, người dân Hàn gọi nghệ thuật múa mặt nạ này với cái tê Talchum. Nghệ thuật múa mặt nạ được phổ biến rộng rãi ở tất cả các nơi ở xứ Hàn những mỗi vùng lại có một mục đích khác nhau. Tại vùng yayu và Okwangdae múa mặt nạ chỉ dùng để biểu diễn thể hiện tình yêu quê hương, đất nước của người dân nơi đây. Còn vùng An Dong, Gangueung múa mặt nạ và các nghi thức Shaman luôn đi cùng với nhau để thờ cúng các vị hoàng làng, thánh thánh. Thông qua tìm hiểu nghệ thuật múa mặt nạ sẽ hiểu thêm về cuộc sống và con người hàn Quốc.

nghệ thuật múa mặt nạ

10. Văn hóa chào hỏi

văn hóa chào hỏi

Văn hóa chào hỏi là một văn hóa hàn Quốc rất quan trọng đối với cả người hàn và người nước ngoài. Khi gặp họ lần đầu tiên chính cách chào hỏi sẽ quyết định rằng bạn có tạo ấn tượng đẹp với người khác hay không. Một thói quen trong văn hóa chào hỏi của người hàn là cúi đầu để chào hỏi nhau. Cúi đầu đó là cách thể hiện sự tôn trọng của mình đối với người khác. Tuy nhiên người hàn không chỉ coi trọng việc cúi chào mà còn coi trọng trong tư thế cúi đầu. Vì vậy, nắm vững văn hóa chào hỏi của người hàn là điều rất quan trọng đặc biệt đối với những ai qua đây để học tập, làm việc dài ngày.

Kết luận:

Mỗi quốc gia nào cũng đều có những nét đẹp văn hóa riêng và Hàn Quốc cũng vậy. Hy vọng rằng với thông tin về top 10 nét văn hóa truyền thống Hàn Quốc  bạn đã có những thông tin hữu ích trong quá trình tìm hiểu văn hóa Hàn Quốc.

Nội dung tham khảo:

You May Also Like

About the Author: kidenglish.vn

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *