Nhật Bản được biết đến với nhiều tên gọi khác nhau như “Đất nước mặt trời mọc”, “xứ sở phù tang” hay “xứ sở hoa anh đào”. Tuy nhiên, nhiều người vẫn không biết rõ nguồn gốc của những cái tên đó và những điều thú vị khác của đất nước xinh đẹp này. Sau đây, hãy theo dõi bài viết dưới đây để biết rõ hơn nhiều khía cạnh khác về đất nước Nhật Bản nhé.
Mục Lục
1. Tổng quan về đất nước Nhật Bản
1.1 Ý nghĩa tên nước “Nhật Bản”
Điều đầu tiên chúng ta cần tìm hiểu về Nhật Bản đó là ý nghĩa tên đất nước. Mỗi một quốc gia khi đặt tên đại diện cho một vùng lãnh thổ, một dân tộc thì nó mang một ý nghĩa to lớn nhất định mà mọi người dân nước đó khi nhắc đến đều mang trong mình sự tôn trọng tự hào. Nhật Bản trong tiếng kanji (Hán tự) đọc là Nihon, “Nichi” (Nhật) có nghĩa là mặt trời hoặc ngày còn “hon” (bản) có nghĩa là nguồn gốc. Khi kết hợp hai từ này lại thì nó có nghĩa là nguồn gốc mặt trời hay còn gọi là mặt trời mọc.
Nước Nhật được xem là đất nước có vị trí địa lý có thể nhìn thấy mặt trời mọc đầu tiên ở Đông Á. Do đó, Nhật được xem là đất nước mặt trời mọc. Ngoài ra, cái tên Nhật Bản – mặt trời mọc cũng dựa theo tín ngưỡng xưa của người Nhật là vị thần mặt trời Amaterasu trong thần thoại, là vị tần của mặt trời, vị thần của vũ trụ, vị thần luôn tỏa sáng trên thiên đường.
1.2 Địa lý
Điều thứ hai cần tìm hiểu về đất nước Nhật Bản đó là vị trí địa lý và địa hình:
– Vị trí địa lý: Nhật là một quốc đảo thuộc khu vực Đông Á, nó nằm trên rìa phía đông của biển Nhật, biển Hoa Đông, trải dài từ biển Okhotsk ở phía bắc xuống Biển Hoa Đông và đảo Đài Loan ở phía Nam.
– Địa hình: Nhật Bản là quốc đảo với hơn 6800 đảo núi lửa hiện vẫn còn nhiều núi lửa đang hoạt động. Năm hòn đảo chính và chiếm diện tích lớn nhất nước này là Honshu, Hokkaido, Kyushu, Shikoku và Okinawa. Vì là quốc đảo nên bao quanh là biển và đại dương, đồng bằng rất hạn chế, địa hình chủ yếu là các núi lửa, các vùng đồi. Ngọn núi lửa nổi tiếng nhất và cũng là biểu tượng Nhật Bản đó chính là núi Phú Sĩ, núi này cao 3776m.
1.3 Khí hậu
Nhật có khí hậu ôn đới lạnh và có sự phân hóa khí hậu rõ ràng theo từng địa phương:
– Phía bắc vùng quần đảo Hokkaido có khí hậu ôn đới lạnh, mùa đông rất lạnh và mùa hè mát mẻ. Lượng mưa và độ ẩm thấp, hầu như đến với Hokkaido ta sẽ chỉ ấn tượng với lượng tuyết rơi lớn và dày đặc.
– Phần trung tâm là những cao nguyên rộng lớn sẽ có sự phân hóa thời tiết rõ rệt giữa mùa hè và mùa đông. Trong khi mùa đông lạnh, tuyết rơi nhiều và khá khô thì mùa hè lại ấm áp và lượng mưa khá lớn, độ ẩm cao.
– Phần phía tây nam, vùng quần đảo RyuKyu có khí hậu cận nhiệt. Vùng này gần xích đạo nhất nên nhiệt độ cao vào mùa hè, lượng mưa lớn. Trong khi mùa đông mát và hanh khô, đôi khi có tuyết nhưng ít hơn hẳn các vùng khác.
1.4 Kinh tế
Nhật Bản từ những thập niên 90 đã được xem là một trong bốn con rồng châu Á bên cạnh Hồng Kông, Đài Loan và Singapore. Cho đến nay, Nhật Bản đã vươn ra thế giới, nền kinh tế đứng thứ ba thế giới sau Mỹ và trung quốc theo GDP danh nghĩa(thu nhập bình quân đầu người). Về xuất nhập khẩu, Nhật Bản cũng đứng hạng bốn thế giới về tổng kim ngạch xuất nhập khẩu.
Nhật Bản vốn là một nước nghèo trong khi dân số lại quá đông. Nhật Bản cũng từng bị nhiều nước xâm lược và cũng tham gia vào chiến tranh xâm lược nhiều nước trên thế giới. Tuy nhiên sau nhiều biến cố chiến tranh, đỉnh điểm là sau chiến tranh thế giới thứ hai, Nhật đã nhanh chóng phục hồi kinh tế khiến cả thế giới phải ngạc nhiên và ngưỡng mộ, người ta cũng gọi đó là sự phát triển “thần kì”. Từ những năm 1960 đến 1980 thì tốc độ phát triển kinh tế của Nhật Bản vô càng nhanh, nhanh đến chóng mặt khi mỗi năm tăng trưởng 10%, thậm chí năm 1973, GDP của Nhật đã tăng hơn 20 lần so với năm 1950, vượt qua cả một số nước thuộc EU như Anh, Pháp, Đức.
Đến thế kỷ 21, nền kinh tế Nhật Bản có xu hướng tăng trưởng chậm lại, mỗi năm tăng trưởng chỉ đạt 1%. Hai thập kỷ đầu tiên của thế kỷ 21, Nhật đã bị Trung Quốc vượt qua, đứng ở vị trí thứ 3 thế giới sau Mỹ và Trung Quốc. Nhiều chuyên gia dự đoán răng nếu tiếp tục đạt tốc độ tăng trưởng chậm như hiện nay thì đến năm 2025, Nhật Bản có thể sẽ bị Nga và Indonesia vượt mặt về tổng GDP theo sức mua, còn về thu nhập bình quân đầu người có thể sẽ xếp sau cả Hàn Quốc và Malaysia.
1.5 Dân số
– Dân số Nhật Bản tính đến năm 2019 đã đạt 126 triệu người , đứng thứ 11 trên tổng dân số toàn cầu và là quốc đảo đông dân thứ hai.
– Dân cư tập trung chủ yếu tại các thành phố lớn, trung tâm nước Nhật là thủ đô Tokyo có gần 13,8 triệu dân đang sinh sống.
– Nhật được xem là nước có chỉ số phát triển cao người rất cao, hầu như người dân trên 15 tuổi đều biết chữ. Tuổi thọ trung bình của người dân Nhật Bản cũng được xem là cao nhất thế giới, tỉ lệ tử vong trẻ em mới sinh ra vào loại thấp nhất thế giới. Điều này chứng tỏ Nhật Bản rất coi trọng yếu tố con người, từ chăm sóc sức khỏe đến giáo dục.
– Dân số Nhật Bản hiện nay đang có xu hướng già hóa dân số do tỉ lệ sinh thấp trong khi tỉ lệ tự sát rất cao, đây cũng là con số đáng báo động mà chính quyền nước Nhật vô cùng lo ngại.
– Người Nhật vốn được xem là vô cùng thông minh do đầu tư giáo dục nghiêm túc, nhờ đó mà những sáng chế, phát triển khoa học công nghệ cũng bắt nguồn từ nước Nhật. Nhật cũng là quốc gia châu Á có nhiều người đạt giải Nobel nhất.
2. Những khó khăn của đất nước Nhật Bản
Tuy phát triển về kinh tế và văn hóa là vậy, Nhật Bản cũng đứng trước nhiều khó khăn mà không phải ai cũng biết và người Nhật đang phải đối mặt:
– Nghèo về tài nguyên thiên nhiên: là một đảo quốc, xung quanh toàn là biển nên bão, sóng thần thường xuyên hoạt động ảnh hưởng trực tiếp. Ngoài ra, địa hình chủ yếu là núi lửa nên động đất và núi lửa phun trào làm ảnh hưởng mọi mặt đời sống xã hội. Nằm ở vùng ôn đới, tài nguyên rất hạn chế từ đất đồng bằng để khai thác, trồng trọt đến thực vật hay khoáng sản đất liền.
– Sức ép dân số: hiện nay, nạn tự sát rất phổ biến ở nước Nhật do sức ép cuộc sống ngày càng lớn. Hàng năm có đến hàng ngàn vụ tự sát do nhiều nguyên nhân như khó khăn cuộc sống, trầm cảm, mất việc,… mặt khác, tỷ lệ sinh ở Nhật Bản giảm mạnh, người dân không muốn muốn lập gia đình do sức ép nhiều mặt khiến họ không đáp ứng đủ điều kiện. Do đó, dân số đang già hóa đáng báo động.
– Kinh tế tăng trưởng chậm: bước qua thế kỉ 21, kinh tế Nhật Bản có xu hướng phát triển chậm lại do nhiều cuộc khủng hoảng kinh tế, tài chính xảy ra.
3. Vấn đề tôn giáo của Nhật Bản
Nhật Bản có nhiều tôn giáo khác nhau như phật giáo, công giáo roma, hồi giáo, ấn độ giáo, thần đạo. Trong đó, thần đạo là tôn giáo lâu đời nhất Nhật Bản, phật giáo lại được xem là quốc giáo Nhật Bản với hơn 90 triệu tín đồ phật giáo.
Bài viết trên đã giúp bạn tìm hiểu rõ hơn về đất nước Nhật Bản xinh đẹp. Hy vọng qua bài viết các bạn có cái nhìn đa chiều về xứ sở phù tang cũng như càng yêu thích hơn đất nước Nhật Bản.
Nội dung tham khảo: