Tổng Hợp Bảng Chữ Cái Tiếng Nhật Và Cách Học Đơn Giản, Hiệu Quả

bảng chữ cái katakana

Nằm trong top 10 ngôn ngữ khó nhất thế giới hiện nay, tiếng Nhật gây khó khăn cho không ít người học ngay từ kiến thức nhập môn. Trong bài viết này, chúng tôi sẽ tổng hợp chi tiết bảng chữ cái tiếng Nhật và cách học đơn giản, hiệu quả. 

Nhật Bản được biết là một trong những quốc gia có nền giáo dục và kinh tế phát triển hàng đầu châu Á. Chính vì thế, nhu cầu theo học hoặc làm việc tại nước này ngày một tăng cao. Song, để có thể đặt chân đến đất nước “mặt trời mọc”, việc đầu tiên là bạn phải nói – nghe – hiểu – viết được ngôn ngữ của họ. Trong bài viết này, chúng tôi sẽ tổng hợp “tất tần tật” bảng chữ cái tiếng Nhật và cách học đơn giản, hiệu quả để các bạn có thể tiếp cận nhanh nhất với ngôn ngữ khó học này. Hãy cùng tham khảo và đừng bỏ lỡ nhé! 

1. Có mấy loại bảng chữ cái tiếng Nhật 

Bảng chữ cái tiếng Nhật hiện nay bao gồm: romaji, hiragana, katakana và kanji. Song, romaji không được xét là bảng chữ cái chính thức, đây chỉ đơn thuần là các ký tự la tinh được sử dụng để ghi phiên âm tiếng Nhật.

Như vậy, chỉ có 3 bảng chữ cái tiếng Nhật được sử dụng rộng rãi, cụ thể là:

– Kanji: Đây được xem là bảng chữ cái khó nhất trong toàn bộ các bảng chữ cái Nhật, được dân người Nhật sử dụng để giản lược văn bản. Vào khoảng thế kỷ V (trước công nguyên), văn tự đầu tiên xuất hiện tại Nhật Bản chính là Kanji (Hán tự). Để thuận tiện cho việc giao thương, trao đổi buôn bán, việc học tập Hán văn nhận được đồng thuận của rất nhiều người, đặc biệt là các nhà sư.

Cho đến ngày nay, hệ thống chữ Kanji được sử dụng rộng rãi và trở thành bảng chữ cái thông dụng nhất hiện nay.

– Hiragana: Đây chính là bảng chữ cái chính thức trong tiếng Nhật nên bất kỳ ai khi bắt đầu học tiếng Nhật đều phải học bảng chữ cái Hiragana đầu tiên. Với bảng chữ cái này, người Nhật sẽ dùng để ghi phiên âm cho các chữ kaniji khó hoặc những từ có cách đọc đặc biệt.

Hiragana có 48 ký tự là bảng chữ cái của người Nhật được ra đời vào thế kỷ thứ VI (TCN) khi người Nhật muốn xóa bỏ sự lệ thuộc vào tiếng Trung Quốc, cũng như giúp khắc phục những bất tiện trong việc sử dụng Hán văn trong văn học Nhật Bản.

Bảng chữ cái Hiragana sơ khai chính là Manyogana – nghĩa là “vạn diệp giả danh” được sử dụng để biểu thị cách phát âm Hán tự của Trung Quốc trong tiếng Nhật. Về sau, loại chữ viết này được đơn giản hóa và trở thành chữ Hiragana được sử dụng cho đến ngày nay.

– Katakana: Bảng chữ cái cứng này được sử dụng để phiên âm những từ ngữ có nguồn gốc nước ngoài. Katakana là bảng chữ cái ra đời ngay sau khi Hiragana được ra mắt, đánh dấu cho sự hoàn thiện hệ thống chữ viết hoàn toàn thuần Nhật đầu tiên với tên gọi Kana.

Dựa theo các nghiên cứu cho thấy, bảng chữ cái Katakana được phát triển dựa trên sự đơn giản hóa các bộ thủ trong chữ viết Trung Quốc. Katakana ban đầu cũng có 48 ký tự, được sử dụng rộng rãi bởi đàn ông, sau đó giản lược còn 46 ký tự và sử dụng cho đến ngày nay.

2. Bảng chữ cái Hiragana

Hiragana chính là loại bảng chữ cái đầu tiên được người Nhật Bản dạy cho trẻ em. Đây là loại chữ mềm, rất thông dụng. Hãy cùng tìm hiểu chi tiết qua những thông tin dưới đây:

2.1. Bảng Hiragana

Trong quá khứ, người Nhật đã vay mượn chữ tiếng Hán để làm ngôn ngữ thông dụng, nhưng trong quá trình sử dụng lại phát sinh một số hạn chế.

Tiếng Hán thường sử dụng từ đơn âm, trong từ vựng tiếng Nhật phải ghép nhiều âm tiết mới thành một từ có nghĩa. Hơn nữa, họ cũng chia thành nhiều thì khác nhau như: quá khứ, hiện tại, tương lai. Chính vì sự phức tạp này, người Nhật cần dùng thêm chữ Hiragana để làm rõ nghĩa.

Bảng chữ cái Hiragana các ký tự âm thuần túy và người họ chỉ có một cách đọc duy nhất. Vì thế, Hiragana được sử dụng để làm ngữ pháp, biểu thị mối quan hệ cũng như biểu thị các chức năng trong câu của các chữ Hán được mượn.

Hiragana gồm các nét uốn cong lượn nên còn được gọi là chữ mềm.

Đọc Thêm  Điểm danh Top 10+ trung tâm dạy tiếng Nhật Bản uy tín nhất

bảng chữ cái hiragana

Bảng chữ cái Hiragana

2.2. Cách học bảng chữ cái Hiragana

Để có đọc được tiếng Nhật, người học cần bắt đầu từ việc học bảng chữ cái Hiragana, cụ thể như sau:

– Hàng 01: Nguyên âm 

Trong tiếng Nhật có 5 nguyên âm cơ bản: あ (a), い (i), う (u), え (e), お (o). Đây là hàng đầu tiên và quan trọng nhất trong bảng chữ cái Hiragana. Về cơ bản các nguyên âm này đều sẽ đi kèm với các phụ âm khác.

+ い (i) có cách đọc tương tự như cách phiên âm và vẫn được phát âm là “i” giống như tiếng Việt. Nghĩa là い (i) được phát âm giống với chữ “i” trong từ “xuyến chi” hay “hòn bi”.

+ あ (a) được phát âm nhẹ nhàng hơn. Trong bảng chữ cái Hiragana, âm お (o) nhìn tương tự như あ (a) nên những ai mới học tiếng Nhật sẽ rất dễ nhớ nhầm 2 từ này. Để có thể phân biệt cũng như ghi nhớ 2 âm này, bạn chỉ cần lưu ý あ (a) sẽ có một tam giác nằm chính giữa từ, còn お (o) lại không có.

+ お (o)  có cách phát âm hơi giống với chữ “ô” trong từ “ô tô” nên khi viết ra giấy, bạn sẽ nhận thấy dường như âm tiết này có 2 chữ “o” lồng vào nhau. Đây chính là cách tốt nhất để bạn có thể ghi nhớ âm tiết này.

+ う (u) khi phát âm sẽ có khẩu hình miệng chữ “u” nhưng âm thoát ra thành tiếng lại là “ư”. Vì thế, khi nghe う (u) sẽ giống giữa “u” và “ư”. Để ghi nhớ う (u), bạn chỉ cần để ý một chữ “u” nằm ngang xuất hiện trong cách viết của âm tiết này.

+ え (e) cũng được phát âm như う (u), âm được phát ra nằm giữa “e” và “ê”. Theo nhiều người mới học bảng chữ cái Nhật Bản, họ ghi nhớ chữ này bằng cách liên tưởng đến một con chim có lông mào trên đầu.

Kết luận: Để có thể ghi nhớ chữ trong bảng chữ cái Hiragana, người học nên liên tưởng đến các sự vật xung quanh mình, từ đó hình thành nên một hệ thống Nhật ngữ đơn giản, dễ hiểu cho bản thân.

– Hàng 02: Hàng “k” 

Hàng tiếp theo bạn cần học trong bảng chữ cái Hiragana chính là hàng “k”. Để phát âm đúng hàng này, bạn chỉ cần ghép âm phụ “k” với các nguyên âm của hàng 01. Như vậy, chúng ta sẽ được các từ: か (ka), き (ki), く(ku), け (ku), こ (ku).

– Hàng 03: Hàng “s” 

Giống như hàng “k”, hàng “s” sẽ được kết hợp với các nguyên âm để tạo ra những chữ sử dụng hàng ngày. Lưu ý, hàng “s” khi đi với “i” sẽ có cách phiên âm là “shi” nhưng lại đọc là “she” trong tiếng Anh.

– Hàng 04: Hàng “t” 

Đối với hàng 04 có hai trường hợp đặc biệt ち (chi) và つ (tsu), tức là khi đọc chúng ta không kết hợp “t” với các nguyên âm khác để được “ti” và “tu” mà sẽ được 2 chữ ち (chi) và つ (tsu).

– Hàng 05: Hàng “n” 

Ở hàng này, người học chỉ cần ghép “n” với các nguyên âm để tạo ra các âm hàng “n”, bao gồm: あ (na) – に (ni) – ぬ (nu) – ね (ne) – の (no).

– Hàng 06: Hàng “h” 

Hàng “h” trong bảng chữ cái Hiragana có một trường hợp đặc biệt là khi ghép “h” với “u” sẽ được “fu” chứ không phải “hu”. Khi đó, chúng ra sẽ được các chữ: は (ha) – ひ (hi) – ふ (fu) – へ (he) – ほ (ho).

– Hàng 07: Hàng “m”

Ở hàng “m”, chúng ta sẽ được các chữ: ま(ma) – み(mi) – む(mu) – め(me) – も(mo).

– Hàng 08: Hàng “y” 

Trong hàng “y” chỉ có 3 chữ cái や (ya) – ゆ (yu) – よ (yo). Trên thực tế, tiếng Nhật đã từng tồn tại “ye” và “yi”, nhưng người Nhật sử dụng え (e) và い (i) vì có cách phát âm tương tự nhau.

– Hàng 09: Hàng “r” 

Khi kết hợp “r” với 5 nguyên âm ta sẽ được các chữ, bao gồm: ら (ra) – り(ri) – る (ru) – れ (re) – ろ (ro). Mặc dù các chữ này đều thuộc hàng “r” nhưng khi nói người Nhật thường phát âm gần với “l” hơn.

– Hàng 10: Hàng cuối 

Các chữ hàng 10 là nhóm cuối cùng trong bảng chữ Hiragana bao gồm, わ (wa), を (wo).

3. Bảng chữ cái Katakana

Đây là bảng chữ cái này là các phiên âm mượn nước ngoài. Giống như Hiragana, bảng chữ cái Katakana cũng rất quan trọng với người Nhật. Với các nét cứng cáp, gãy nhọn nên được gọi là chữ cứng.

3.1. Bảng Katakana

Các chữ cái trong bảng Katakana được sử dụng để ký họa các âm nước ngoài, chẳng hạn như: tên nước, tên người, tên địa danh. Người Nhật cũng thường dùng Katakana để viết tên các loài động thực vật và các từ ngữ về khoa học kỹ thuật.

Đọc Thêm  Du học Nhật Bản - Con đường học vấn nâng cao giúp bạn trẻ thay đổi tương lai

Ngoài ra, Katakana cũng được sử dụng rộng rãi khi muốn nhấn mạnh thêm cho câu (chẳng hạn để làm nổi bật các câu trên bản quảng cáo, áp phích…)

bảng chữ cái katakana

Bảng chữ cái Katakana

3.2. Cách học bảng chữ cái Katakana

Theo người Nhật, Katakana và Hiragana có cách viết và cách sử dụng các nhau nhưng cách học ở hai bảng chữ cái này là hoàn toàn giống nhau. Cụ thể là bảng chữ Katakana cũng có 46 âm cơ bản được chia thành 5 cột, tương ứng với 5 nguyên âm.

Đặc biệt, chúng còn có các dạng biến thể bao gồm: âm đục, âm ghép, âm ngắt và trường âm. Để có thể học được nhanh các chữ cái trong bảng chữ Katakana, người học nên chia nhỏ ra để học theo từng ngày.

Chẳng hạn như: Ngày 1 + 2 học bảng chữ cái Katakana cơ bản. Ngày 3 tiến hành học âm đục, âm ghép, âm ngắt, trường âm. Ngày 4 bắt đầu luyện tập lại những gì đã học trước đó.

– Học 46 chữ cái Katakana cơ bản 

Ghi nhớ mặt chữ bằng cách tưởng tượng hình dáng chữ cái thành các sự vật xung quanh mình. Chẳng hạn học hàng đầu tiên bao gồm các chữ ア- イ- ウ – エ – オ.

Sau đó, bạn kết hợp vừa nhìn chữ cái vừa nghe tudio phát âm của chữ và học theo. Tiếp đến tập viết từng chữ theo đúng thứ tự các nét. Kiên trì luyện tập để có kết quả tốt nhất.

Lưu ý: Khi học bảng chữ cứng Katakana, bạn sẽ nhận ra có nhiều chữ tương tự nhau. Tốt nhất, bạn nên xét theo từng cặp để dễ dàng phân biệt:

∙ ク(ku) – ケ (ke)

∙ シ (shi) – ツ (tsu)

∙ ソ (so) – ン (n)

– Học âm đục, âm ghép, âm ngắt, trường âm

Quy tắc âm đục, âm bán đục, âm ngắt, âm ghép trong bảng chữ cái Katakana sẽ giống với bảng chữ cái Hiragana, chỉ khác ở mặt chữ. Cụ thể như:

∙ Âm đục, âm bán đục: Ký hiệu bằng cách thêm dấu (tenten) và (maru).

∙ Âm ngắt: Chữ シ sẽ được viết nhỏ lại ツ

∙ Âm ghép: Các chữ cái thuộc cột I (trừ い) đi kèm với các chữ ヤ ユ ヨ được biết nhỏ lại.

∙ Đối với quy tắc trường âm sẽ có sự khác biệt. Trường âm được biểu thị bằng dấu gạch ngang (-) khi viết và được phát âm kéo dài hai âm tiết.

Katakana cũng là một trong những bảng chữ cái tiếng Nhật quan trọng, nên nếu muốn học tập và làm việc tại đất nước này bạn cần luyện tập thường xuyên để có thể ghi nhớ mặt chữ, cách phát âm và cách đọc. Việc kiên trì rèn luyện sẽ giúp bạn có thể làm quen với ngôn ngữ này.

4. Bảng chữ cái Kanji 

Kanji là chữ Hán cổ có tuổi đời lâu nhất trong bảng chữ cái Nhật Bản và được sử dụng rộng rãi cho đến ngày nay. Chữ có trong bảng chữ cái này thường là tượng hình, được vay mượn từ bảng chữ cái Trung Quốc.

Tuy nhiên, bảng chữ cái này rất khó học do mỗi chữ đều có nhiều hơn một phiên âm, tùy theo ngữ cảnh mà những chữ cái này sẽ có các phát âm khác nhau. Vì thế, nếu muốn học bạn cần phải kiên trì và rèn luyện mỗi ngày.

4.1 Bảng Kanji

Hiện nay, trong từ điển chữ Hán có khoảng 5 vạn chữ Kanji, nhưng với những người học tiếng Nhật chỉ cần biết khoảng 2 vạn chữ thông dụng là có thể giao tiếp và làm việc một cách chuyên nghiệp.

bảng chữ cái kanji

Bảng chữ cái Kanji

4.2. Cách học bảng chữ cái Kanji

Chữ Hán được cấu tạo từ 2 phần chính: Phần bộ (ý nghĩa của chữ) và phần âm (cách đọc, cách phát âm).

– Bộ thủ chữ Hán 

Mỗi từ trong bảng chữ cái Kanji đều được cấu tạo từ một hoặc nhiều bộ thủ khác nhau. Trong tiếng Nhật có đến 214 bộ thủ nhưng nếu không phải là người nghiên cứu về Kanji và chỉ học với mục đích thông thường thì bạn chỉ cần nắm được khoảng 50 bộ thủ thông dụng là được.

Một số bộ thủ trong tiếng Hán khi đứng một mình cũng có nghĩa, nhưng một số khác lại cần phải kết hợp với nhau để tạo thành một từ có nghĩa.

Thông thường, mỗi bộ sẽ có một vị trí đứng nhất định, chẳng hạn bộ nhân (イ) thường đứng bên phải (イ trong chữ 住 (trú)), bộ dao (刂) thường đứng bên phải (剖 (chữ “phẫu” trong giải phẫu có bộ dao bên phải))…

– Phần âm 

Đứng cạnh phần bộ là phần âm của chữ Kanji. Khi đọc phần âm, người ta thường căn cứ vào phát âm chuẩn dựa trên âm đọc của người Hoa. Khi chuyển những âm này sang âm Việt, cách đọc thường không còn chính xác nữa. Tuy vậy, chúng ta vẫn có một số quy tắc nhận biết phần âm trong một vài trường hợp.

Đọc Thêm  Hướng Dẫn Săn Học Bổng Du Học Nhật Bản Mới Nhất 2020

– Cách ghi nhớ mặt chữ Kanji

Mỗi chữ Kanji đều được cấu tạo từ nhiều bộ phận, nhiều chữ đơn giản nên để có thể hiểu và nhớ từng thành phần của nó sẽ giúp chúng ta liên tưởng đến mặt chữ nhanh hơn.

Cụ thể như: Chữ 男 (nam) bao gồm bộ điền cộng với lục, có ý nghĩa là người làm việc trên đồng ruộng. Để nhớ được cách viết các chữ Hán, người học nên tách ra thành nhiều bộ phận nhỏ. Đặc biệt, mỗi bộ trong tiếng Hán đều có thể liên tưởng thành nhiều hình ảnh cụ thể mang ý nghĩa của nó.

– Cách viết chữ Kanji

Nguyên tắc viết chữ Kanji chính là: trái trước – phải sau, trên trước – dưới sau, ngang trước – sổ sau.

Cụ thể như: Chữ 校 (hiệu), chúng ta sẽ viết bộ mộc trước vì nó nằm ở bên trái (gồm 1 nét ngang – 1 nét sổ thẳng – 2 nét phẩy 2 bên. Sau đó đến dấu gồm 1 chấm – 1 ngang và chữ giao gồm chữ bát – 2 nét phẩy đè lên nhau) theo thứ tự trên dưới.

5. Nguyên tắc học bảng chữ cái tiếng Nhật 

Để có thể học được bảng chữ cái tiếng Nhật được hiệu quả hơn, chúng ta cần nắm vững 04 nguyên tắc chính sau đây:

– Nguyên tắc 01: Ghi nhớ bằng hình ảnh 

Dựa theo quy luật trí nhớ của con người, những hình ảnh màu sắc và gần gũi với cuộc sống mỗi ngày có khả năng được lưu giữ nhanh hơn các từ những xa lạ thông thường (hay còn gọi là hiệu ứng hình ảnh). Vì thế, việc mã hóa những chữ cái trong bảng chữ cái tiếng Nhật Hiragana thành hình ảnh thú vị là một biện pháp tối ưu để việc học đạt được kết quả tốt hơn.

Cụ thể như: あ (a) chúng ta có thể nhận thấy nguyên âm này rất giống với chiếc “ăng ten” không. Lúc này, khi nhắc đến “ăng ten” người học có thể nhớ đến cách viết và phát âm của chữ あ. Học tiếng Nhật theo cách này có vẻ đơn giản nhưng lại cực kỳ hiệu quả đấy, hãy thử ngay hôm nay nếu có nhu cầu học tập, giao tiếp hay làm việc với người Nhật nhé. Không những vậy, cách học này còn giúp bạn có thể nhớ lâu hơn những từ đã học.

– Nguyên tắc 02: Viết càng nhiều càng tốt 

Một số người học tiếng Nhật nói rằng, việc luyện viết là không cần thiết do hầu hết việc giao tiếp giữa con người với con người là thông qua máy tính, thông qua việc gõ phím. Thế nhưng, chúng ta cần nhớ rằng việc luyện viết trên giấy sẽ giúp ghi nhớ các nét chữ một cách tốt hơn.

Cho nên, thay vì việc chỉ học thông qua một giác quan là thị giác thì việc kết hợp nhiều loại giác quan sẽ mang đến hiệu quả tốt hơn. Vì vậy, việc kết hợp các phương pháp nhìn – nói – nghe – viết là điều cần thiết nếu bạn muốn học Nhật ngữ tốt hơn. Đã có rất nhiều người Việt học thành công tiếng Nhật thông qua việc kết hợp các phương pháp này cùng lúc.

– Nguyên tắc 03: Học mọi lúc mọi nơi 

Thực tế cho thấy, đam mê sẽ tạo nên một kết quả tốt khi nó kết hợp cùng sự rèn luyện kiên trì. Hãy học mọi lúc, mọi nơi, bất cứ khi nào bạn có thời gian rảnh rỗi như: trong lúc nấu ăn, làm việc nhà, ngồi trên xe bus, lúc phơi đồ… sự rèn luyện liên tục sẽ giúp tiếng Nhật trở thành ngôn ngữ gần gũi và thân thuộc hơn với chúng ta. Thế nên, người học cần tập thói quen học tiếng Nhật mọi lúc mọi nơi để trong thời gian ngắn có thể học tập, giao tiếp và làm việc một cách chuyên nghiệp.

– Nguyên tắc 04: Luyện tập 

Hãy luôn nhớ rằng, việc luyện tập sẽ gợi nhớ những gì bạn đã được học và việc luyện tập mỗi ngày giúp tăng cường dấu vết về những gì đã được học trong vỏ não. Bạn càng nỗ lực, càng cố gắng để nhớ một điều gì đó thì xung thần kinh trên vỏ não càng được kích thích mạnh mẽ, từ đó giúp bạn có khả năng ghi nhớ lâu hơn. Đây được xem là một trong những bí quyết giúp nhiều người dễ dàng tiếp cận hơn với ngôn ngữ khó học như ngôn ngữ Nhật Bản.

Trên đây là những thông tin tổng hợp bảng chữ cái tiếng Nhật và cách học đơn giản, hiệu quả. Chúng tôi hy vọng sẽ giúp ích cho các bạn trong quá trình tiếp cận ngôn ngữ Nhật Bản, phục vụ nhu cầu học tập, giao tiếp và làm việc tốt hơn. Chúc các bạn thành công!.

Nội dung tham khảo:

You May Also Like

About the Author: kidenglish.vn

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *