Tổng Quan Về Đất Nước Đài Loan Cho Các Bạn Trước Khi Đi Du Học

Quốc đảo Đài Loan từ lâu đã nổi tiếng thế giới không chỉ bởi vì nhiều phong cảnh đẹp, không khí trong lành mà còn bởi sự phát triển về kinh tế, giáo dục, đa dạng về văn hóa, xã hội, ngôn ngữ. Lượng khách du lịch lẫn du học sinh đến với Đài Loan mỗi năm một tăng. Vậy hãy cùng chúng tôi tìm hiểu ngay vẻ đẹp của đất nước Đài Loan để thấy nơi đây hấp dẫn như thế nào nhé!

1. Địa lý và khí hậu đất nước Đài Loan

1.1. Địa lý

Khi tìm hiểu về Đài Loan hay bất cứ một đất nước nào thì địa lý và khí hậu luôn là một vấn đề được quan tâm. Đài Loan sở hữu một vẻ đẹp tự nhiên với bờ biển dài và trong xanh, thơ mộng, xứng đáng với tên gọi Formosa – Hòn đảo xinh đẹp.

Đất nước Đài Loan xinh đẹp có hình dáng giống như một chiếc lá, hai đầu nhỏ hẹp. Quốc đảo này nằm tại phía Đông Nam duyên hải Trung Quốc và cách bờ biển lục địa của Trung Quốc khoảng 160km. Đài Loan được ngăn cách với tỉnh Phúc Kiến, Trung Quốc bởi eo biển Đài Loan và cách Philippines về phía Nam 350km, cách Nhật Bản về phía Bắc 1.070km, còn phía Đông thì giáp với Thái Bình Dương. Nhờ vị trí địa lý của mình mà đất nước Đài Loan trở thành điểm nghỉ chân của nhiều chuyến bay châu Á quốc tế.

Tổng diện tích Đài Loan vào ước tính vào khoảng 38.000km2. Diện tích này bao gồm tất cả 85 đảo, trong đó có 64 đảo nhỏ thuộc quần đảo Bành Hồ. Mặc dù là quốc đảo nhưng trên thực tế, địa hình đồi núi cao và rừng cây rậm rạp lại chiếm tới ⅔ tổng diện tích của Đài Loan. Có thể, chính sự độc đáo này đã góp phần mang để vẻ đẹp xanh mát, đặc sắc riêng cho xứ Đài.

1.2. Khí hậu

Về khí hậu, đất nước Đài Loan mang đặc trưng khí hậu cận nhiệt đới, có 4 mùa trong năm. Cụ thể:

– Mùa xuân bắt đầu từ tháng 3 đến tháng 4

– Mùa hè kéo dài từ tháng 5 đến tháng 9

– Mùa thu từ tháng 10 đến tháng 11

– Mùa đông từ tháng 12 đến tháng 2 năm sau

Nhiệt độ trung bình năm của Đài Loan dao động trong khoảng 25 – 28 độ C. Phía Bắc của Đài Loan từ tháng 10 đến tháng 3 năm sau thường xuất hiện những cơn mưa lớn do ảnh hưởng bởi gió mùa Đông Bắc. Còn phía Nam vào đông sẽ ấm áp hơn phía Bắc, mùa hè thì xuất hiện gió mùa Tây Nam, đi kèm là những cơn mưa. Còn khí hậu ở phía Bắc Đài Loan thì tương đối khô và nóng. Ba tháng 7, 8 và 9 tại Đài Loan thường có bão.

2. Phân chia khu vực hành chính

2.1. Khu vực hành chính

Lãnh thổ đất nước Đài Loan được chia làm 3 khu vực hành chính, đó là Đài Bắc, Đài Trung và Đài Nam. Trong số 3 khu vực thì Đài Bắc là nơi phát triển nhất, có nhiều khu công nghiệp tập trung nhất. Đặc biệt, không thể không kể đến sự phát triển của ngành công nghiệp điện ảnh tại Đài Bắc. Mặc dù Đài Trung cũng có nhiều khu công nghiệp nhưng ít hơn so với Đài Bắc. Còn ở Đài Trung thì chủ yếu là phát triển nông nghiệp.

Về đơn vị hành chính thì có tương đối phức tạp hơn. Phần lãnh thổ mà Đài Loan được quản lý chia thành các đơn vị: tỉnh Đài Loan, tỉnh Phúc Kiến, thành phố Cao Hùng và thành phố Đài Bắc. Trong đó, tỉnh Đài Loan được chia thành 18 huyện và 7 thành phố trực thuộc tỉnh. Còn tỉnh Phúc Kiến thì được chia thành 2 huyện, Cao Hùng chia thành 10 khu và Đài Bắc chia thành 12 khu. Các huyện sẽ được chia thành thành phố trực thuộc huyện, trấn và hương. Hiện nay, Đài Loan có 32 đơn vị là thành phố trực thuộc huyện. Các thành phố này lại được chia thành các lý nhưng không được coi là một đơn vị hành chính thực thụ.

2.2. Hệ thống chính trị

Tại Đài Loan, hệ thống chính trị tại quốc đảo nào được xây dựng dựa trên cơ sở Hiến pháp đã ban hành vào năm 1947. Trong văn kiện này đã quy định một cơ cấu gồm nội các song hành cùng với hệ thống các ban ngành trong chính phủ. Theo quy định, tất cả công dân Đài Loan trên 20 tuổi đều có quyền đi bầu cử. Vào đầu thập niên 1990, Đài Loan đã chuyển từ Nhà nước độc đảng sang thể chế dân chủ.

Các cơ quan trong chính phủ Đài Loan đứng đầu là Phủ Tổng thống và Quốc hội (Hội đồng Hiến pháp). Tiếp theo là 5 cơ quan điều hành những lĩnh vực khác nhau, bao gồm:

– Viện Lập pháp (Quốc hội)

– Viện Hành chánh (Nội các)

– Viện Tư pháp (cơ quan luật pháp ở cấp cao nhất của nhà nước)

– Viện Giám sát (đặc trách giám sát Công vụ)

–  Cơ quan Kiểm sát (đặc trách buộc tội, phê bình và kiểm toán)

Cơ quan Viện Hành chánh được chia làm 8 bộ gồm: Bộ Nội chánh, Bộ Kinh tế, Bộ Ngoại giao, Bộ Tài chính, Bộ Giao thông, Bộ Giáo dục, Bộ Pháp vụ và Bộ quốc phòng. Mỗi nội các do Thủ tướng và Phó thủ tướng đứng đầu quản lý. Các thành viên làm việc trong nội các được chỉ định chứ không do công dân bầu cử.

Các đạo luật của Quốc hội phải được lập thành luật và do Tổng thống ký thông qua. Ngoài ra, người có thẩm quyền quyết định các vấn đề liên quan tới an ninh và quân đội tại đất nước Đài Loan chính là Tổng thống.

Đọc Thêm  Khám Phá Công Viên Quốc Gia Dương Minh Sơn 

3. Dân số

Đài Loan được biết đến là đất nước “đất chật người đông”. Dân số Đài Loan theo thống kê vào cuối năm 2008 là 23 triệu người, tức cứ mỗi km2 thì có khoảng 640 người. Trong đó, dân số chủ yếu tập trung ở những thành phố lớn là Đài Bắc, Đài Trung, Đài Nam và Cao Hùng, chiếm tới 59% dân số. Trong đó, Đài Bắc và Cao Hùng là hai thành phố có dân cư tập trung đông nhất.

Tuy nhiên, dân số Đài Loan lại đang có xu hướng già hóa. Theo các khảo sát và thống kê cho thấy, tính tới cuối năm 2001 thì tỷ lệ dân số ở độ tuổi từ 0 – 14 đã giảm xuống 25,8%, trong khi đó, tỷ lệ dân số trong độ tuổi 15 – 64 lại tăng lên 67,4% và tỷ lệ dân số trên 65 tuổi tăng tới 6,8%.

Dân số Đài Loan cũng không phân chia đồng đều tại các khu vực. Diện tích vùng núi chiếm tới ⅓ diện tích Đài Loan nhưng trung bình mỗi km2 chỉ có hơn 20 người. Trong khi đó, tại các khu vực thành thị thì mỗi km2 lại có tới 4.800 người, đặc biệt là ở những thành phố như Đài Bắc, Cao Hùng, Đài Nam, Đài Trung, Tân Trúc, Cơ Long và Gia Nghĩa. Mặc dù 7 thành phố này chỉ chiếm 2,9% diện tích của đất nước Đài Loan nhưng lại chiếm tới 31% tổng dân số.

Trong những năm qua, chính phủ Đài Loan cũng đã đưa ra nhiều chính sách điều chỉnh dân số. Bắt đầu từ năm 1965, chính sách “kế hoạch hóa gia đình” đã được thực thi tại Đài Loan. Chính sách này chủ yếu bao gồm những nội dung về việc hạn chế tuổi tác sinh đẻ ở thanh niên và kêu gọi mỗi cặp vợ chồng chỉ nên sinh từ 1 – 2 con. Với sự tích cực và chủ động tuyên truyền, tỷ lệ sinh đẻ của phụ nữ tới tuổi sinh đẻ tại đất nước Đài Loan đã giảm dần, giúp giảm áp lực về dân số. Tuy nhiên, mặt trái của chính sách này đó là dẫn tới sự già hóa dân số. Vì vậy, vào năm 1990, chính phủ Đài Loan đã sửa đổi “cương lĩnh chính sách dân số”, cho phép các cặp vợ chồng được để tối đa là 3 con. Và trong những năm gần đây, Đài Loan đã tiến thêm một bước áp dụng những chính sách khuyến khích sinh nở.

Đài Loan cũng là quốc gia đa dân tộc, nhưng chủ yếu vẫn là người dân tộc Hán, chiếm tới 97%. Còn lại là các dân tộc khác như Mông Cổ, Mèo, hồi, Cao Sơn,… Cộng đồng người dân tộc Hán chủ yếu là người miền Nam Phúc Kiến (tới từ Thuyền Châu, Chương Châu) và người Khách Gia (tới từ Mai Châu và Triều Châu tỉnh Quảng Đông).

4. Kinh tế Đài Loan

Đài Loan được mệnh danh là “con rồng châu Á”. Dựa vào tên gọi này cũng đủ hiểu kinh tế Đài Loan phát triển như thế nào. Ngoài sự phát triển mạnh mẽ của các ngành nông – lâm – ngư nghiệp thì Đài Loan còn phát triển của về thương mại, kỹ thuật, điện tử nhờ vào tài nguyên thiên nhiên. Nền kinh tế của đất nước Đài Loan rất năng động và giảm dần sự hướng dẫn của chính phủ. Các doanh nghiệp ngân hàng, công nghiệp và doanh nghiệp của nhà nước dần được tư nhân hóa. Hàng hóa của Đài Loan được đẩy mạnh xuất khẩu. Đài Loan cũng là quốc gia có thặng dư thương mại và tiền dự trữ nước ngoài lớn.

đất nước đài loan

Đất nước này có nhiều tập đoàn công nghiệp lớn và có tới 80.000 xí nghiệp với quy mô vừa và nhỏ, chiếm tới 98% tổng số xí nghiệp tại quốc đảo Đài Loan, chiếm 50% tổng giá trị sản xuất công nghiệp, 60% tổng giá trị sản phẩm xuất khẩu. Các xí nghiệp vừa và nhỏ đã góp phần thúc đẩy cho sự tăng trưởng mạnh mẽ về kinh tế của Đài Loan trong nhiều thập kỷ, đồng thời, cũng là nơi sử dụng nguồn lao động nước ngoài nhiều nhất.

Theo thống kê, đất nước Đài Loan có mức thu nhập bình quân đầu người xếp thứ 25 thế giới. Tiền Đài Loan là loại đồng Đài tệ (NT$), sử dụng cả tiền giấy lẫn tiền kim loại và rất dễ để chuyển sang ngoại tệ.

Đài Loan cũng có mạng lưới thông tin liên lạc cực kỳ phát triển. Số lượng máy điện thoại được sử dụng tại Đài Loan được xếp vào nhóm cao nhất thế giới. Bởi vậy, việc liên lạc nội địa hay quốc tế với Đài Loan thông qua điện thoại, fax, email đều khá dễ dàng. Các bạn cũng có thể sử dụng các bốt điện thoại công cộng tại Đài Loan bằng cách mua thẻ gọi điện thoại.

5. Văn hóa tại Đài Loan

5.1. Ngôn ngữ

Đài Loan sử dụng tiếng Trung Quốc phổ thông rất rộng rãi, đồng thời đây cũng được coi là quốc ngữ. Chữ viết mà Đài Loan dùng là chữ Hàn. Cũng có một bộ phận nhỏ người Đài Loan sử dụng tiếng Mẫn Nam, tiếng Cao Sơn và cả thổ ngữ Hakka.

5.2. Phong tục tập quán

Về cơ bản thì người Đài Loan có các phong tục tập quán khá đơn giản và nhiều nét tương đồng với Việt Nam. Các món ăn tại Đài Loan cũng mang hương vị tương tự Việt Nam. người Đài Loan thường ăn bữa sáng nhanh và đơn giản, còn bữa trưa thì ăn không nhiều cũng không uống rượu bia. Đặc biệt, con người Đài Loan rất nồng nhiệt và mến khách. Họ đón tiếp khách từ phương xa tới rất chu đáo, niềm nở.

Khi tới Đài Loan các bạn nên ghi nhớ 2 điều, một đó là nụ cười và hai là hãy làm như chủ nhà. Hãy luôn nở nụ cười thân thiện để tạo sự gần gũi. Nếu bạn có vô tình làm điều gì sai cũng hãy nở một nụ cười chân thành và xin lỗi. Khi tới gia đình người Đài Loan làm khác, nếu bạn được chủ nhà chúc rượu bằng tiếng Đài thì các bạn cũng có thể chúc lại họ bằng tiếng mẹ đẻ của mình. Nếu thấy chủ nhà uống cạn ly rượu thì các bạn cũng có thể uống hết hoặc chỉ cần nhấm nháp nếu không uống được. Với đồ ăn cũng vậy, nếu không ăn được hay không thích cũng không cần phải bắt buộc.

Đọc Thêm  Đài Loan Dùng Tiền Gì? Đổi Tiền Đài Loan Sang Tiền Việt Được Bao Nhiêu?

5.3. Ẩm thực

Ẩm thực Đài Loan rất phát triển và được coi là một nghệ thuật, một cách thể hiện văn hóa. Đất nước Đài Loan đã tồn tại từ lâu nên nền ẩm thực rất đa dạng. Các món ăn đầy đủ cả sắc, hương vị và cách trình bày. Kỹ thuật nấu nướng của Đài Loan ảnh hưởng nhiều hội tụ từ các vùng miền Trung Quốc kết hợp cùng nhiều kỹ thuật, phương pháp nấu ăn mới lạ để tạo nên nét độc đáo riêng. Cũng bởi thế, hàng năm, rất nhiều thực khách trên thế giới tìm tới với đất nước Đài Loan xinh đẹp để thưởng thức những món ăn ngon nơi đây.

đất nước đài loan xinh đẹp

Ngoài những món ăn Trung thì Đài Loan còn là nơi hội tụ nhiều món đặc sản khác nhau trên thế giới như: món Mỹ, Ý, châu Âu, Đông Á, Mediterranenan,… Ngoài ra, người Đài Loan thường có thói quen uống trà nóng trong các tách nhỏ và ăn trầu.

5.4. Phong cách giao tiếp khi làm việc

Con người Đài Loan luôn rất nhiệt tình và hiếu khác. Khi được giúp đỡ, chỉ dẫn họ luôn nói “cảm ơn” và khi phiền hà người khác hoặc gây ra sơ suất gì họ sẵn lòng “xin lỗi”. Người Đài tính tình cũng rất phóng khoáng, hồ hởi, họ nói to và không để bụng, chấp vặt. Ngoài ra, họ cũng rất thích sử dụng các nghi lễ quốc tế như bắt tay chẳng hạn.

Trong khi làm việc, người Đài Loan rất chăm chỉ, cần cù, không phàn nàn, không lười biếng, trốn việc, nói dối, lừa chủ, luôn tuân theo sự chỉ bảo, mệnh lệnh của người điều hành. Họ cũng luôn sẵn sàng giúp đỡ, hỗ trợ đồng nghiệp.

5.5. Các ngày lễ tại Đài Loan

Có rất nhiều ngày lễ tại đất nước Đài Loan, tuy nhiên, về cơ bản thì cũng có gần gũi với phong tục, lễ tiệc của Việt Nam. Ở Đài Loan hàng năm có những ngày lễ lớn như: Tết Âm lịch, Tết Nguyên tiêu, Tết Thanh minh, Tết Đoan ngọ,…

Một số ngày lễ kỷ niệm trong năm tại Đài Loan là: Ngày tết dương lịch, ngày quốc tế phụ nữ, ngày tưởng niệm liệt sĩ, ngày quốc tế lao động, ngày Khổng tử và ngày nhà giáo, ngày song thập, ngày sinh chủ tịch Tưởng Giới Thạch, ngày sinh Quốc phụ Tôn Trung Sơn, ngày Hiến pháp.

Ngoài ra, Đài Loan còn có một số ngày lễ khác như: Lễ hội mùa xuân, lễ tảo mộ, rằm trung thu,…

5.6. Tín ngưỡng

Tại đất nước Đài Loan tôn giáo chiếm số đông là đạo Phật. Hiện nay, có khoảng 4,9 triệu Phật tử tại Đài Loan. Ngoài ra, còn có một số tôn giáo lớn khác tại đất nước này là đạo Tin Lành, đạo Thiên Chúa và đạo Hồi.

6. Nền giáo dục

6.1. Tỷ lệ trẻ em tới trường

Một trong các vấn đề được nhiều người quan tâm nhất khi tìm hiểu về đất nước Đài Loan đó là nền giáo dục. Đài Loan được biết đến là một trong những quốc gia có nền giáo dục chất lượng cao tại châu Á và thế giới. Môi trường giáo dục tại Đài Loan rất phát triển, lành mạnh và thân thiện.

Chính phủ Đài Loan dành rất nhiều sự quan tâm và sẵn sàng đầu tư cho nền giáo dục. Đặc biệt, trong những năm gần đây, Đài – Việt đã có nhiều hoạt động để thúc đẩy sự giao lưu, hợp tác phát triển giáo dục giữa hai nước.

Dựa trên các số liệu thống kê trong thời gian gần đây thì có tới 80% số lượng học sinh Đài Loan tiếp tục theo học bậc PTTH, trong đó, số học sinh theo học các lớp hướng nghiệp chiếm tỉ lệ lớn. Có khoảng 40% học sinh trung học học tiếp các bậc Cao đẳng, Đại học. Trong số 60% học sinh còn lại chiếm tỉ lệ khá đông đều nhận được bằng sau đào tạo hướng nghiệp.

đất nước đài loan

Hiện nay, Đài Loan có khoảng hơn 120 trường Cao đẳng và Đại học, bao gồm cả trường công lẫn trường tư.

Diện tích Đài Loan không lớn, tài nguyên không dồi dào nên Đài Loan lựa chọn con đường phát triển kinh tế khôn ngoan hơn, đó là phát triển nguồn nhân lực. Vào năm 1971, Đài Loan đạt 98,02% tỷ lệ trẻ em được đến trường. Tới 26 năm sau thì tỉ lệ này đạt 99,91%. Giáo dục phổ cập tại Đài Loan là phổ cập trung học, tương đương lớp 9 ở nước ta.

Nhiều tổ chức quốc tế đã đánh giá nền giáo dục tại Đài Loan đã đáp ứng được tiêu chuẩn quốc tế. Nền giáo dục Đài Loan đã có sự hòa quyện cả văn hóa Trung Hoa và văn hóa bản địa, phát huy tới ngưỡng giá trị cao nhất.

6.2. Chính sách phát triển nhân lực

Đài Loan có sự ảnh hưởng sâu sắc bởi tư tưởng của Khổng giáo. Chính bởi vậy, người dân xứ Đài luôn đề cao vai trò của giáo dục Đại học và coi đây là một sự tự hoàn thiện bản thân của mỗi người. Càng học cao thì càng giỏi, càng có nhiều khả năng và điều kiện để có thể làm tốt được nhiều việc. Tuy nhiên, hiện nay, số lượng trường tư của Đài Loan chưa nhiều nên nền giáo dục tại Đài Loan vẫn chủ yếu dựa vào sự hỗ trợ từ phía chính phủ. Để khắc phục tình trạng này, chính phủ Đài Loan đã tạo nhiều điều kiện để giáo dục tư nhân có thể phát triển và tham gia vào nền giáo dục nước nhà. Những chính sách này cũng đã mang lại nhiều kết quả khả quan, giúp nâng cao GNP của khối tư nhân trong giáo dục.

6.3. Giáo dục đặc biệt

Đây là chương trình giáo dục bao gồm các chương trình giảng dạy và hỗ trợ đồ dùng, dụng cụ học tập cho cả trẻ em có tài năng cũng như những nhu cầu đặc biệt cho việc giảng dạy, đào tạo trẻ em khuyết tật bị mù, điếc, thiểu năng,…

Phần lớn những trường giáo dục đặc biệt sẽ hoạt động dưới sự điều hành và hỗ trợ của chính phủ, đồng thời có cả chương trình học song song với hệ thống giáo dục thông thường của Đài Loan. trường học này có từ cấp mẫu giáo cho tới trường hướng nghiệp. Vào năm 2000, tại 23 trường giáo dục đặc biệt đã tiếp nhận 5.989 trường hợp học sinh như vậy. Ngoài ra, tại Đài Loan cũng có 2.670 trường thông thường mở 4.783 lớp học tiếp nhận 92.492 học sinh câm điếc. Năm 1984, sau khi luật Giáo dục được ban hành thì các học sinh khuyết tật, thiểu năng có thể học tập tại nhà. Cũng nhờ vậy mà năm 2000, số lượng học sinh đặc biệt sử dụng dịch vụ học tập tại nhà đã lên tới 1.143 trường hợp.

Đọc Thêm  Top 5 Trường Đại Học Danh Giá Tốt Nhất Ở Đài Loan

Giáo dục đặc biệt không chỉ có nghĩa là dành cho học sinh thiểu năng, tàn tật mà còn bao hàm giáo dục dành cho các tài năng đặc biệt. Tại đất nước Đài Loan, vào năm 2000 đã có tới 143 trường học dành cho các học sinh thiên tài và 408 trường dành cho học sinh tài năng. Học sinh thiên tài sẽ được chia thành những em có khả năng vượt bậc trong môn toán học hay khoa học. Còn học sinh tài năng sẽ được chia cụ thể theo bộ môn.

6.4. Giáo dục mở

Tại đất nước Đài Loan khái niệm giáo dục mở rất phổ biến. Thuật ngữ này có nghĩa là chỉ các khóa học bổ trợ (supplementary). Đại học Mở quốc gia chính là trường mở hàng đầu tại Đài Loan được thành lập vào năm 1987. Tại Cao Hùng cũng có một trường ĐH Mở nhưng ra đời muộn hơn, vào năm 1997.

Chương trình giáo dục mở có thể chia thành 3 nhóm là phổ cập, cao cấp và ngắn hạn. Trong đó, chương trình phổ cập là bậc học cơ bản dành cho người lớn.

7. Giới thiệu đôi nét về du học Đài Loan

Trong những năm gần đây, số lượng du học sinh đến với đất nước Đài Loan xinh đẹp ngày càng nhiều, trong đó có cả du học sinh Việt Nam. Đài Loan không chỉ là một quốc gia phát triển về kinh tế, có mức sống cao, đa dạng ngôn ngữ, văn hóa, môi trường sống an toàn, dân chủ mà người dân Đài Loan còn rất hiếu khách, nền giáo dục cũng đặc biệt phát triển.

Các du học sinh khi đến với Đài Loan có thể dễ dàng thích nghi với hoàn cảnh, môi trường và tìm thấy sự thoải mái, dễ chịu. Ngôn ngữ chính mà người Đài Loan sử dụng là tiếng phổ thông. Một bộ phận nhỏ sử dụng tiếng Minna và thổ ngữ Hakka. Tuy nhiên, hầu hết người dân Đài Loan đều có thể nói được tiếng Anh cơ bản. Do đó, khi sang Đài du lịch hay du học cũng không gặp nhiều khó khăn trong giao tiếp. Có thể nói, Đài Loan chính là một môi trường lý tưởng để các bạn du học sinh trau dồi cả tiếng Trung lẫn tiếng Anh của mình. Các bạn có thể vừa học chuyên ngành lại vừa được thực hành nâng cao cả 2 ngoại ngữ.

đất nước đài loan

Trong các quốc gia châu Á, Đài Loan được đánh giá cao về giáo dục. Chất lượng giáo dục tốt, môi trường học tập thân thiện, chi phí học tập thấp và nhiều cơ hội để học sinh phát triển. Đặc biệt, chính phủ cũng dành nhiều sự quan tâm và đầu tư giáo dục, tạo nhiều điều kiện cho các du học sinh khi tới với đất nước này.

Những năm trở lại đây, Đài Loan và Việt Nam cũng ngày càng thắt chặt mối quan hệ giáo dục, nhiều chương trình hợp tác, xúc tiến giáo dục giữa hai nước cũng đã được triển khai. Ngoài ra, phía Đài Loan còn cam kết hỗ trợ cho các du học sinh học bổng và học phí cùng nhiều chi phí khác. Hiện nay, Đài Loan có 3 loại học bổng chính là học bổng Đại học, học bổng Thạc sĩ và học bổng Tiến sĩ. Đơn vị tài trợ học bổng là Bộ Giáo dục, Bộ Kinh tế, Bộ Ngoại giao, Ủy ban Khoa học của Viện hành pháp.

Học phí khi du học Đài Loan không cao, chỉ khoảng 2.500USD/năm mà chất lượng đào tạo lại tốt. Nhiều trường Đại học của Đài Loan đã lọt vào top 100 trường Đại học tốt nhất thế giới. Các giảng viên tại trường Đại học Đài Loan hầu hết đều đã tu nghiệp tại nước ngoài.

Số lượng du học sinh Việt sang Đài Loan không ngừng tăng cao qua mỗi năm. Phương pháp giáo dục tại đất nước Đài Loan tập trung chủ yếu vào việc phát triển cá nhân. Mỗi lớp học có số lượng sinh viên ít để nâng cao hiệu quả giảng dạy. Mỗi học kỳ trường đều sẽ tổ chức lớp học riêng.

Bên cạnh đó, du học sinh Việt cũng có thể hưởng nhiều lợi ích nhờ vào chính sách hợp tác giữa các công ty Việt Nam với các trường ĐH, CĐ Đài Loan. Nhờ vào mối quan hệ này mà sinh viên có thể thực tập, nghiên cứu và làm việc tại các công ty ngay trong thời gian học.

Du học sinh khi sang Đài Loan cũng có thể dễ dàng tìm được công việc làm thêm với mức thu nhập khá mà không ảnh hưởng tới công việc, giúp giảm gánh nặng chi phí. Những bạn giỏi tiếng Trung có thể làm phiên dịch bán thời gian, mỗi ngày 2 tiếng trong nội thành Đài Bắc với mức thu nhập khoảng 800 tệ. Tuy nhiên, muốn làm thêm tại đây thì các bạn du học sinh sẽ phải hoàn thành xong ít nhất 2 học kỳ hoặc chương trình tiếng kéo dài 1 năm và được Ủy ban đào tạo hướng nghiệp và việc làm thuộc Bộ lao động Đài Loan cấp giấy phép làm việc.

Trên đây là một số thông tin giới thiệu về đất nước Đài Loan. Có thể thấy, đây là một quốc gia phát triển khá toàn diện về mọi mặt. Đặc biệt, đất nước này cũng có nhiều điểm tương đồng với Việt Nam, là nơi lý tưởng để tới du lịch hoặc du học.

Nội dung tham khảo:

You May Also Like

About the Author: kidenglish.vn

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *